Trà là một trong những thức uống quen thuộc của người Việt Nam. Bạn đã bao giờ có thắc mắc là tại sao có những loại trà có nhiều hình dáng khác nhau nhưng vẫn được gọi là trà. Bởi trà là một thức uống đa dạng từ những loại cây cỏ nên mang nhiều hương vị khác nhau. Tuy người ta thường gọi chung là trà nhưng đằng sau lại thêm một cái tên đặc trưng của từng loại và mỗi loại sẽ có những cái riêng làm nổi bật lên hương vị của trà. Vậy nên Bếp Của Na sẽ chia sẻ cho bạn cách phân biệt trà và giải thích lý do tại sao chúng khác nhau.
Trà xanh
Trà là nguyên liệu không thể thiếu khi pha chế trà sữa (Ảnh: Internet)
Tìm hiểu về trà xanh
Trà xanh là loại trà không trải qua quá trình oxy hóa như là trà ô long và trà đen. Trà xanh thì có nhiều dạng khác nhau như: lá dài nhọn, lá dẹp, vo xoắn,… màu sắc thường là màu xanh đen, xanh xám hoặc xanh hơi vàng nhưng khi pha thì trà có một màu xanh lục tươi mát đẹp mắt hoặc là màu xanh hơi hơi vàng và có vị chát chát
Trà xanh là loại trà phổ biến nhất ở Việt Nam, trở thành văn hóa ẩm thực đặc trưng và cũng là loại được nhiều thế hệ yêu thích, bởi có hương vị dễ uống và thơm ngon. Thương hiệu tiêu biểu nhất của trà xanh Việt Nam chính là trà Thái Nguyên
Những loại trà xanh nổi tiếng ở nước ta còn có trà Shan tuyết cổ thụ, và các loại trà xanh ướp hương hoa như: trà sen Tây Hồ, trà lài, trà bưởi, trà sói, trà ngâu…
Công dụng của trà xanh
Trà xanh qua quy trình sản xuất vẫn giữ lại được lượng caffeine, polyphenol và các chất hữu cơ dễ bay hơi trong lá trà. Tóm lại là trà xanh giữ lại được nhiều dược tố tốt, trong đó vitamin C chỉ có trong trà xanh, trà xanh cũng có chứa một chất kim rất hiếm là mangan
Uống trà xanh hằng ngày không chỉ giúp tỉnh táo sảng khoái mà còn giúp lọc thận lợi tiểu, kháng khuẩn, chống viêm, ổn định huyết áp và phòng chống ung thư.
Trà đen
Trà đen đậm vị rất thích hợp để pha trà sữa (Ảnh: Internet)
Trà đen là gì?
Trà đen hay còn được gọi là hồng trà là loại trà đỏ “red tea”. Lá trà được oxy hóa hoàn toàn nên trà có thành phẩm màu đen, thơm nồng, nước trà pha ra có màu đỏ nâu và có vị đậm hơn những loại trà khác. Trong khi trà xanh chỉ giữ được hương trong vòng 1 năm thì trà đen vẫn giữ được hương thơm của nó trong nhiều năm.
Tuy trà đen có hương thơm hơn trà xanh nhưng người Việt họ lại thích uống trà xanh hơn, nên trà đen thường không được phổ biến. Nhưng hiện nay, trà đen còn được biết đến nhiều hơn khi chủ yếu dùng để pha chế trà sữa.
Công dụng của trà đen
Hồng trà còn được biết đến với tác dụng là làm ấm, hỗ trợ tiêu hóa và đặc biệt là tăng cường chức năng tim mạch.
Hồng trà cũng biết đến với khả năng giải độc do có chứa nhiều alkali có thể hấp thụ kim loại nặng cùng kiềm sinh vật, đồng thời cũng lắng đọng phân giải. Điều này là một tin vui với người dùng bởi nguồn nước và thực phẩm hiện nay đang ngày càng bị nhiễm bẩn.
Trà ô long
Trà ô long có hương hoa lan, ít chát, đượm nồng (Ảnh: Internet)
Trà ô long hay còn được gọi là “ thanh trà” là một trong những loại trà được lên men khoảng từ 20% – 80%. Có mức oxi hóa được phản ánh qua màu của lá trà cũng như màu của nước trà pha từ xanh sang vàng, hổ phách, đỏ nâu….
Đặc điểm của trà ô long
Loại trà này ngày nay rất được ưa chuộng bởi có sự đặc trưng về hương vị. Trà ô long trở nên ngọt ngào hơn hẳn so với trà xanh, vị chát rất mềm mại. Nên nó có thể có hương giống gỗ, hạt dẻ, hương hoa hoặc trái cây, hương mật ong…rất hấp dẫn.
Hiện nay, trà ô lông được sản xuất nhiều nhất ở Lâm Đồng là nơi sản xuất trà với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Sản lượng này tập trung ở các loại giống ô long thuần chủng, ô long Tứ Qúy, Kim Tuyên các loại giống này thuộc trà ô long Cao Sơn được xuất xứ ở Đài Loan.
Công dụng của trà ô long
Trà ô long không chỉ đa dạng về mùi hương mà còn giúp nâng cao trải nghiệm thưởng thức trà mà hương thơm của trà còn giúp giải tỏa căng thẳng và có lợi cho hô hấp.
Trà Ô Long với những phản ứng từ quá trình oxy hóa còn tạo ra nhiều dược chất có lợi. Uống trà Ô Long hằng ngày được ghi nhận là có khả năng nâng cao sức đề kháng, phòng chống suy thận, giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng và hỗ trợ giảm cân, chống béo phì.
Với những chia sẻ trên đây Bếp Của Na hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và phân định được hầu hết các loại trà thường gặp. Và sử dụng một các hợp lý và hiệu quả để có được món thức uống bằng trà thơm ngon nhé!
Bài viết: Phân biệt 3 loại trà đặc trưng thường gặp trong pha chế
Nguồn: Tự Học Làm Bánh, Nấu Ăn, Pha Chế Chuyên Nghiệp - Bếp Của Na
Tác giả: Minh Tân
Xem tài liệu online
Nhận xét
Đăng nhận xét