Bánh đúc là một trong những loại bánh quen thuộc của người Việt Nam đây là một món bánh mà có lẽ sẽ là cả một bầu trời tuổi thơ của rất nhiều người. Tuy là một món bánh đơn giản nhưng lại mang đậm bản chất quê hương. Thế nên, Bếp Của Na sẽ chia sẻ đến bạn hai cách làm bánh đúc đơn giản tại nhà vừa ngon vừa dễ làm.
Bánh đúc là gì?
Bánh đúc là một loại bánh của người Việt Nam được làm bằng bột gạo và bột năng cùng với một số gia vị. Được làm thành những miếng to khi ăn có thể cắt nhỏ tùy theo sở thích, bánh đúc có hai nhóm là bánh đúc mặn và bánh đúc chay. Đúc mặn thì được ăn kèm với tôm, thịt, mỡ hành… còn đúc chay thì ăn cùng với nước cốt dừa, nước đường.
Bánh đúc làm từ gạo nếp hay tẻ?
Bánh đúc có nhiều loại khác nhau, nhiều hương vị khác nhau nhưng đều được là ra từ một nguyên liệu đó là bột gạo. Nhiều người thường thắc mắc là bánh đúc được dùng bột gạo nếp hay là gạo tẻ thì câu trả lời là có thể dùng được cả hai loại gạo này. Tạo cho miếng bánh dai dai và dẻo mịn ăn rất ngon miệng
Cách làm bánh đúc mặn
Nguyên liệu
- Bột gạo: 250g
- Bột năng: 40g
- Muối: ½ muỗng cf
- Nước cốt dừa: 300ml
- Nước: 400ml
- Thịt xay: 150g
- Tôm khô: 100
- Nấm mèo: 50g
- Hành tím, tỏi: 1 củ
- Các gia vị thông thường: đường, nước mắm, hạt nêm…
Cách làm Bước 1: Làm phần vỏ bánh
Bạn cho tất cả các loại bột vào một cái thao sau đó cho muối, nước cốt dừa, nước vào khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan rồi để bột nghỉ ở nhiệt độ phòng mát khoảng 20 – 30 phút.
Bước 2: Hấp bánh
- Sau khi bột nghỉ xong thì bắt nồi lên bếp, cho hỗn hợp bột vào, khuấy liên tục ở lửa vừa. Khi thấy hơi nước bốc lên, bột nếp ở dưới thì hạ lửa nhỏ và tiếp tục khuấy đều.
- Khi bột đặc lại, tăng lửa vừa và khuấy đều cho đến khi bột mềm và trong. Lúc này bạn cho 1 thìa dầu ăn vào, khuấy đều để bột sôi, trong và đặc hơn là được.
- Cuối cùng cho đậu phộng vào trộn đều rồi tắt bếp. Cho bột vào khuôn hoặc lá chuối, dàn mỏng khoảng 1 – 1,5cm. Để bánh nguội hoàn toàn rồi mới cắt.
Bước 3: Làm nhân bánh
- Tôm khô thì bạn đem ngâm với nước ấm khoảng 30 phút cho tôm khô nở mềm ra rồi sau đó vớt ra rửa sạch lại với nước rồi để ráo. Nấm mèo cũng ngâm với nước ấm cho nở ra rồi rửa sạch, cắt sợi.
- Đối với thịt xay thì bạn ướp với 1 mcf hạt nêm, ½ mcf bột ngọt, 1 mcf đường và một ít nước mắm, trộn đều và để thịt ngâm khoảng 15 phút.
- Bắt một cái chảo lên bếp, cho dầu ăn vào rồi cho hành tím và tỏi phi vàng rồi cho thịt vào xào đến khi gần chín thì cho tiếp nấm mèo cùng với tôm khô vào đảo đều vài phút nữa rồi nêm nếm lại cho phù hợp với khẩu vị rồi tắt bếp.
Bước 4: Làm nước chấm ăn kèm và trình bày
- Pha nước chấm theo tỉ lệ 2mc đường, 6mc nước, 3mc nước mắm và một muỗng canh nước cốt chanh tùy vào độ chua của gia đình bạn có thể gia giảm, cuối cùng là cho tỏi ớt và tùy tích và một ít cà rốt bào sợi.
- Cắt bánh ra một cái dĩa sau đó cho nhân bánh lên và một ít mỡ hành nếu thích rồi chan nước mắm vào và thưởng thức ngay.
Cách làm bánh đúc chay
Nguyên liệu
- Bột gạo: 150g
- Bột năng: 150g
- Lá dứa: 1 bó
- Màu thực phẩm xanh: một ít để tạo màu đẹp hơn
- Dầu ăn: 2 mc
- Mè rang, gừng cắt lát
- Nước cốt dừa: 300g
- Muối: một ít
- Đường thốt nốt: 250g
Cách làm Bước 1: Sơ chế lá dứa
Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ nhớ chừa lại vài lá để nấu nước cốt cho thơm. Cho lá dứa cắt nhuyễn vào máy xay cùng với 250ml nước rồi lọc lại lấy khoảng 250ml nước cốt lá dứa.
Bước 2: Phần bột bánh
- Để bánh có được hai vân màu xanh và trắng thì bàn chia bột ra làm hai phần bằng nhau:
- Phần bánh màu trắng: trộn 75g bột gạo và 75g bột năng, một ít muối, một muỗng dầu ăn và cuối cùng là 250ml nước lọc vào khuấy đều để hỗn hợp hòa tan rồi để bột nghỉ 30 phút.
- Phần bánh màu xanh: bạn cũng trộn 75g bột gạo, 75g bột năng, một ít muối và một muỗng dầu ăn, 250ml nước cốt lá dứa và một ít màu xanh thực phẩm để tạo màu rồi trộn bột cho hòa tan để bột nghỉ khoảng 30 phút.
- Cho bột vào hai nồi khác nhau, bắt lên bếp đun vừa đun vừa khuấy cho đến khi thấy hỗn hợp bột mịn, chín tới và dẻo đặc nóng thì nhanh tay cho 2 nồi bột vào một cái khuông đã có phết một lớp dầu rồi trộn đều bột lên để tạo vân xong rồi để bột nguội.
Bước 3: Làm nước cốt dừa
Cho 300ml nước cốt dừa vào nồi, ¼ muỗng cà phê muối ⅔ muỗng canh đường và 1 muỗng cà phê tinh bột bắp vào khuấy đều rồi bật bếp nấu cho cho sôi lên, khi thấy nước cốt sôi lên thì hạ nhỏ lửa lại rồi nấu thêm khoảng 1 phút nữa rồi nhắc xuống.
Bước 4: Làm nước đường
- Cho 250g đường thốt nốt, 250ml nước vào nồi cùng vài lát gừng, bắt lên bếp đun sôi, khi nước sôi thì hạ lửa xuống trung bình và nấu cho tan hết đường khoảng 13 – 15 phút, thấy nước đường bắt đầu sôi lên có những bọt bong bóng rất nhiều thì cho vài lá dứa vào cho nước đường thơm hơn, để cho sôi thêm 1 phút nữa rồi nhắc xuống.
- Cắt bánh và cho ra dĩa, chan nước đường và nước cốt dừa lên nếu muốn có thể cho thêm đậu phộng rang lên và thưởng thức.
Bảo quản bánh đúc
Bánh đúc nếu không dùng hết thì bạn có thể cho và hộp kín đậy lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khi nào ăn chỉ cần lấy ra cho vào lò vi sóng quay lại hoặc nếu không có lò thì có thể đem hấp cách thủy lại là có thể dùng được.
Với hai cách làm bánh đúc đơn giản này thì bạn có thể thưởng thức ngay tại nhà có thể làm được hai loại cho những ai thích đúc mặn hơn hay đúc chay hơn. Vậy nên hãy áp dụng ngay công thức làm bánh mà Bếp Của Na đã chia sẻ thực hiện cho gia đình, bạn bè và người thân của mình thưởng thức nhé.
Bài viết: Cách làm bánh đúc mặn và chay tại nhà cực dễ
Nguồn: Tự Học Làm Bánh, Nấu Ăn, Pha Chế Chuyên Nghiệp - Bếp Của Na
Tác giả: Minh Tân
Xem tài liệu online
Nhận xét
Đăng nhận xét